Phát triển bền vững
- Thông điệp PTBV
- Tổng quan Báo cáo PTBV
- Tổng quan hoạt động PTBV 2023 và định hướng năm 2024
- Thành tựu nổi bật trong thực hành PTBV
- QUẢN TRỊ HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
- GẮN KẾT CÁC BÊN LIÊN QUAN
- Nhận định của các bên liên quan đối với công tác PTBV
- LĨNH VỰC TRỌNG YẾU
- Đánh giá kết quả hoạt động Quản trị - Môi trường - Xã hội
THÔNG ĐIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Kính thưa Quý cổ đông, Quý đối tác của HDBank,
Các nhà khoa học cảnh báo Trái đất đang tiếp tục nóng lên và tiến gần đến điểm giới hạn cấp bách. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thảm họa thiên nhiên ngày càng trở thành mối đe dọa thường trực trên toàn cầu. Bên cạnh đó, chiến tranh, bất bình đẳng, xâm phạm quyền con người, đói nghèo và các vấn đề xã hội khác cũng là những vấn đề đòi hỏi các quốc gia phải chung tay hành động.
Tại Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28), Việt Nam chính thức công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), tiếp tục khẳng định nỗ lực thực hiện mục tiêu phát triển năng lượng sạch, hướng tới tương lai phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tại HDBank, chúng tôi hiểu rằng ngày mai đến từ hành động ngày hôm nay và hoàn toàn ủng hộ các cam kết, mục tiêu nêu trên. Chúng tôi ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong kiến tạo giá trị cho xã hội, bảo vệ môi trường và đóng góp cho sự phát triển của một nền kinh tế xanh, bảo vệ quyền con người, tạo dựng những giá trị bền vững cho tương lai.
Với ý thức và trách nhiệm đó, nhiều năm qua HDBank không chỉ thực thi đầy đủ các quy định kiểm soát tác động đối với môi trường trong mọi hoạt động của mình mà còn là một trong những đơn vị tiên phong tham gia các dự án chống biến đổi khí hậu của Quốc gia.
Từ năm 2015, HDBank đã được Chính phủ lựa chọn làm ngân hàng phục vụ cho dự án “Thích ứng biến đổi khí hậu khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long” tại hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh, sử dụng nguồn vốn ODA của Quỹ phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) trực thuộc Liên Hợp Quốc. Cũng trong năm 2015, HDBank được Chính phủ lựa chọn phục vụ dự án Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng tại Hà Nội và TP.HCM, sử dụng 100 triệu Euro vốn ODA của Chính phủ Đức. Tiếp đó, HDBank liên tục được Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính lựa chọn phục vụ các dự án sử dụng vốn ODA để phát triển hệ thống cung ứng nước sạch, xây dựng trường học, bệnh viện hay hạ tầng kinh tế.
Những năm gần đây, HDBank mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế như IFC, DEG, Proparco giải ngân hàng trăm triệu USD cho các chương trình năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam. Thêm vào đó, Ngân hàng không ngừng nỗ lực triển khai các giải pháp và hành động cụ thể nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính, rác thải nguy hại và cam kết quản lý nghiêm túc việc xả thải trong tất cả các hoạt động.
Tính đến cuối năm 2023, danh mục tài chính xanh của HDBank đã vượt 12 nghìn tỷ đồng và tổng số tiền giải ngân trong năm 2023 cho các doanh nghiệp do phụ nữ sở hữu vượt 3,4 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, HD SAISON - đơn vị thuộc HDBank đã giải ngân gần 8.000 tỷ đồng vốn vay ưu đãi cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất trên toàn quốc nhằm giúp những công nhân có thu nhập thấp này nâng cao mức sống.
Nhận thức rõ ý nghĩa của tài chính toàn diện, HDBank đẩy mạnh các chiến lược, chính sách và hành động tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho khách hàng tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa. 10 năm qua, HDBank kiên định với chiến lược ngân hàng bán lẻ đa năng, hướng tới khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nhân, nông dân, tiểu thương, người có thu nhập thấp... tại các đô thị loại hai và nông thôn. HDBank và công ty con HD SAISON hiện phục vụ hơn 17 triệu Khách hàng Cá nhân và Tài chính tiêu dùng, với trên 50% dư nợ dành cho người dân, doanh nghiệp tại đô thị loại hai và nông thôn.
Trong công tác quản trị, HDBank là ngân hàng tiên phong nâng cấp lên Basel III trong năm 2023 và sẵn sàng áp dụng từ 2024 khi được cơ quan quản lý phê duyệt. Ngân hàng cũng hoàn thành dự án nâng cấp khung quản lý rủi ro; ban hành khung về hệ thống quản lý rủi ro về môi trường và xã hội (ESMS) áp dụng cho các khoản vay doanh nghiệp, cụ thể giới hạn tín dụng đối với các ngành nghề có tác động tiêu cực đến môi trường.
Xuyên suốt nhiều thế hệ lãnh đạo, HDBank luôn là một ngân hàng tích cực và trách nhiệm trong thực thi trách nhiệm xã hội. Các hoạt động an sinh xã hội tại HDBank luôn nhận được sự đồng lòng thực hiện trên toàn hệ thống, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho các đối tượng yếu thế cần hỗ trợ trong xã hội.
Chuyển tiếp qua 34 năm hoạt động cho hành trình phía trước, chúng tôi hướng tới xây dựng HDBank trở thành một mô hình tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững trong chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả, mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng và cổ đông, cộng đồng và xã hội. Thực tiễn thành công của mô hình tại HDBank đã được nhiều tổ chức trong và ngoài nước ghi nhận và đánh giá cao, điển hình như nhiều giải thưởng về phát triển bền vững đạt được trong năm 2023. HDBank được tạp chí Asiamoney vinh danh Ngân hàng có trách nhiệm xã hội tốt nhất Việt Nam (Best Bank for CSR). Đặc biệt tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2023, HDBank đã giành hai giải thưởng quan trọng: Doanh nghiệp niêm yết tổ chức kỳ Đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất và Báo cáo Thường niên tốt nhất. Viện thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) vinh danh Hội đồng Quản trị HDBank là Hội đồng Quản trị của năm (Board of the Year), ghi nhận chất lượng công tác quản trị doanh nghiệp hàng đầu. Trước đó, vào năm 2019, HDBank đã vinh dự trở thành ngân hàng đầu tiên của Việt Nam nhận giải thưởng “Ngân hàng Xanh” của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức.
Phát triển bền vững là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên định và những nỗ lực không ngừng nghỉ. Theo đó, chủ đề “Xanh tươi tư duy - Vững bền tăng trưởng” của báo cáo thường niên này cũng chính là định hướng HDBank tập trung trong hành trình nối tiếp, hành trình tạo dựng những di sản xanh HDBank, hướng tới thực thi đầy đủ 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Trong đó, các trọng tâm được HDBank tiếp tục hướng tới:
- Nâng cao năng lực quản trị và quản lý rủi ro.
- Điều chỉnh danh mục cấp tín dụng của Ngân hàng theo hướng xanh hóa và hỗ trợ khách hàng trong quá trình chuyển đổi xanh.
- Thúc đẩy hơn nữa chuyển đổi số để cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện cho các bên liên quan.
HDBank, cùng với Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành và cán bộ nhân viên, cam kết không ngừng tạo ra giá trị bền vững và thực thi cam kết mang lại lợi ích tốt nhất cho tất cả các bên liên quan. Với quyết tâm cao nhất, chúng tôi tin tưởng sẽ hoàn thành và vượt mục tiêu kinh doanh năm 2024 đồng thời đạt được những tầm cao mới trong phát triển bền vững.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
KIM BYOUNGHO
Tổng quan Báo cáo phát triển bền vững
Chương Phát triển bền vững tích hợp tại Báo cáo Thường niên của HDBank được lập hàng năm, nhằm trình bày và công bố thông tin liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững của Ngân hàng. HDBank công bố thông tin các nội dung liên quan đến các yếu tố Môi trường - Xã hội - Quản trị Doanh nghiệp (ESG) định kỳ hàng năm nhằm cung cấp thông tin tổng quan về hoạt động và đánh giá các tác động ESG lên tình hình kinh doanh của Ngân hàng cũng như các chiến lược phát triển bền vững lồng ghép trong chiến lược phát triển kinh doanh chung của Ngân hàng đến với Cơ quan quản lý, Cổ đông nhà đầu tư, Khách hàng, Cán bộ Nhân viên, Cơ quan báo chí truyền thông, Cộng đồng xã hội và các bên liên quan.
Năm 2023, Ngân hàng chính thức thực hiện Báo cáo Phát triển bền vững độc lập nhằm cung cấp thông tin cụ thể về các hoạt động của Ngân hàng và mục tiêu hoạt động hướng tới Phát triển bền vững.
- Phạm vi: Hoạt động của HDBank trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm Ngân hàng mẹ có trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh, và tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc. Thông tin và dữ liệu sử dụng để công bố thông tin được cập nhật theo năm tài chính của Ngân hàng mẹ.
- Kỳ báo cáo: bắt đầu từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
- Tuân thủ hướng dẫn về Báo cáo Thường niên tại Thông tư 96/2020/TT-BTC về công bố thông tin.
- Tham chiếu đến Hướng dẫn lập Báo cáo Phát triển bền vững của Tổ chức Sáng kiến báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI) được phát hành bởi Global Sustainability Standards Board (GSSB) vào năm 2016, điều chỉnh năm 2021.
- Mục tiêu và hoạt động theo từng chủ đề trọng yếu cũng được gắn với các Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc (17 Sustainable Development Goals).
Thông tin
-
Người cao nhất chịu trách nhiệm triển khai các chính sách liên quan đến Phát triển bền vững
Ông Phạm Quốc Thanh - Thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc
-
Người phụ trách thực thi chính sách liên quan đến Phát triển bền vững
Ông Trần Hoài Phương - Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp kiêm Chủ tịch Hội đồng Môi trường và Xã hội.
-
Email:
vphdqt@hdbank.com.vn
-
Điện thoại:
(028) 62 915 916
-
Website:
www.hdbank.com.vn
-
Địa chỉ:
Tòa nhà HD Tower, 25Bis Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Tổng quan hoạt động Phát triển bền vững 2023 và Định hướng hoạt động năm 2024
Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: Phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là một trong những mục tiêu mà hầu hết các quốc gia trên thế giới hướng đến.
Tại Việt Nam, ngay từ năm 2004 Chính phủ đã ban hành Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) nhằm phát triển bền vững đất nước trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà ba mặt nêu trên. Tiếp đó, năm 2012, Chính phủ ban hành Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và mới đây Chính phủ ban hành Quyết định 841/QĐ-TTg ngày 14/7/2023, quy định Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030, với 17 mục tiêu phát triển bền vững và 117 chỉ tiêu cụ thể. Đối với vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu, Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) Chính phủ đã đưa ra các cam kết mạnh mẽ, trong đó có mục tiêu “Phát thải ròng bằng 0 - Net Zero vào năm 2050”.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của phát triển bền vững đối với sự phát triển của HDBank, Ngân hàng đã sớm tích hợp các yêu cầu cụ thể về môi trường, xã hội và quản trị vào chiến lược kinh doanh đồng thời triển khai những hành động cụ thể. Từ năm 2013, Ngân hàng đã có những bước đi mạnh mẽ khi thực hiện thành công hai giao dịch M&A, sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Á và mua lại công ty tài chính tiêu dùng Société Générale Viet Finance từ tập đoàn Société Générale của cộng hòa Pháp. Các giao dịch này giúp HDBank phát triển nhanh mảng bán lẻ, tài chính tiêu dùng trên cả nước, hướng tới khách hàng tại các đô thị loại hai và nông thôn, những đối tượng chưa được tiếp cận đầy đủ các sản phẩm tài chính ngân hàng hiện đại. Sau 10 năm đổi mới, HDBank hiện phục vụ hơn 17 triệu Khách hàng Cá nhân và tiêu dùng, đóng góp tích cực vào cung ứng vốn cho người dân, doanh nghiệp và sự phát triển kinh tế các địa phương. Hiện trên 50% dư nợ của HDBank dành cho người dân, doanh nghiệp tại các địa bàn này.
Đối với công tác bảo vệ môi trường, từ năm 2015 HDBank đã sớm ban hành Chính sách về cấp tín dụng Xanh và bảo vệ Môi trường - Xã hội, là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc thực hiện và thúc đẩy phát triển tín dụng xanh, chống biến đổi khí hậu và bảo vệ sức khỏe con người. Năm 2015, HDBank đã được Chính phủ lựa chọn tham gia các dự án Xanh như dự án “Thích ứng biến đổi khí hậu khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long” và “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng” cũng như nhiều dự án khác liên quan đến phát triển cộng đồng và hạ tầng kinh tế với sự hợp tác của nguồn vốn ODA để thúc đẩy phát triển bao trùm tại Việt Nam.
Những năm gần đây, HDBank luôn là ngân hàng tích cực trong việc thu hút nguồn vốn để hỗ trợ các dự án phát triển nông nghiệp nông thôn, nông nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), năng lượng tái tạo, các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, góp phần thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và tài chính toàn diện.
Trong năm 2023, Ngân hàng chính thức áp dụng Quy chế về Chính sách Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) định hướng cho người lao động và các bên liên quan về các tiêu chuẩn ngân hàng hướng đến, cũng như hình thành cơ chế quản trị, giám sát giúp thực thi các cam kết của Hội đồng Quản trị. Song song đó, HDBank đã chính thức ban hành Quy định về quản lý rủi ro về môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của khách hàng doanh nghiệp (ESMS). Quy định này được thực hiện dưới sự tư vấn của tổ chức tư vấn uy tín quốc tế, tuân thủ các quy định hiện hành cùng các tiêu chuẩn hoạt động môi trường và xã hội của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC). Mục tiêu của Quy định này là đảm bảo việc triển khai hiệu quả Chính sách Môi trường và Xã hội của HDBank, chủ động đánh giá, quản lý rủi ro và cơ hội đối với yếu tố Môi trường và Xã hội trong các sản phẩm/dịch vụ tín dụng. Trong quy định này, HDBank cam kết không tài trợ các hoạt động liên quan đến than đá, thăm dò sản xuất dầu mỏ, cũng như các hoạt động dịch vụ cơ sở hạ tầng liên quan đến than đá, nhà máy nhiệt điện than.
Đối với việc đảm bảo quyền lợi các bên liên quan, HDBank luôn thực thi đầy đủ và nghiêm túc các quy định của pháp luật và điều lệ. Ngân hàng đã ban hành Chính sách Môi trường và Xã hội nhằm áp dụng các nguyên tắc cụ thể vào các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Đồng thời, HDBank cũng ban hành Cơ chế Khiếu nại, thiết lập quy trình cụ thể cho việc tiếp nhận, điều tra, giải quyết và kết thúc các khiếu nại từ các bên liên quan liên quan đến hoạt động của Ngân hàng.
Đối với công tác đồng hành phát triển, hỗ trợ cộng đồng, xã hội, đây đã trở thành nét đẹp truyền thống của HDBank. HDBank luôn chủ động thực thi trách nhiệm xã hội một cách hiệu quả, thực chất và có tính lan tỏa cao. Các hoạt động an sinh xã hội được triển khai theo 3 lĩnh vực trọng tâm chính: giáo dục, y tế và nhà ở. Bên cạnh đó, công tác chăm lo phát triển thế hệ trẻ cũng được Ngân hàng chú trọng, giúp phát hiện và bồi dưỡng các tài năng trẻ về thể thao, cờ vua Việt Nam vươn tầm thế giới.
Tiếp nối những thành quả và giá trị đã được khẳng định, trong năm 2024, HDBank sẽ đẩy mạnh thực thi chiến lược phát triển bền vững, xoay quanh ba trụ cột Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG), với những chương trình cụ thể:
- Xây dựng chiến lược và quản trị ESG toàn hàng; Báo cáo và công bố thông tin liên quan đến ESG;
- Quản lý rủi ro ESG: tăng cường đào tạo nội bộ, kiểm soát rủi ro ESG trong hoạt động vận hành và kinh doanh;
- Tiếp tục nâng cấp khung tín dụng xanh, phát triển sản phẩm tài chính bền vững;
- Thúc đẩy và mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, định chế tài chính, và các cơ quan Bộ ngành trong nước để thúc đẩy tín dụng xanh, tài chính bền vững,... hướng đến mục tiêu Ngân hàng phát thải ròng bằng 0 (Net Zero Bank).
Thành tựu nổi bật trong thực hành Phát triển Bền vững
Trách nhiệm với sự phát triển bền vững của nền kinh tế, HDBank là một trong những Ngân hàng Thương mại tiên phong trong việc ban hành chính sách về cấp tín dụng xanh, bảo vệ môi trường và xã hội; đồng thời tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu dành cho cán bộ, nhân viên về thẩm định rủi ro môi trường và xã hội trong quy trình cấp tín dụng, cũng như tăng cường hoạt động tư vấn và đồng hành cùng khách hàng.
Các dấu ấn nổi bật về kết quả thực hành phát triển bền vững thuộc các trụ cột Môi trường - Xã hội - Quản trị trong năm 2023
Quản trị hướng đến Phát triển Bền vững
Mô hình Quản trị Bền vững
Mô hình phát triển bền vững : Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) của HDBank có sự tham gia của Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành, các Khối và bộ phận chức năng và tập thể cán bộ nhân viên, khẳng định cam kết của Hội đồng Quản trị HDBank trong việc gắn kết các mục tiêu Phát triển Bền vững với chiến lược phát triển chung của Ngân hàng, cụ thể:
Đảm bảo hoạt động bền vững của Ngân hàng trong quá trình phục vụ khách hàng và trong quá trình hợp tác với các đối tác.
Đảm bảo tôn trọng cuộc sống của con người và có tác động tích cực đối với môi trường.
Đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế về môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp.
- Chỉ đạo chung về các vấn đề chiến lược của Ngân hàng liên quan đến Phát triển bền vững
- Phê duyệt các mục tiêu và chương trình hành động
- Xây dựng và trình Hội đồng Quản trị các mục tiêu, chương trình hành động về Phát triển bền vững của HDBank
- Triển khai chiến lược, mục tiêu và kế hoạch Phát triển bền vững trong toàn Ngân hàng
- Đảm bảo kế hoạch Phát triển bền vững đạt mục tiêu đề ra
- Xem xét các vấn đề về Môi trường và Xã hội trọng yếu liên quan đến hoạt động kinh doanh của HDBank và tham mưu Tổng Giám đốc
- Trình Hội đồng Quản trị báo cáo thực hiện, đánh giá, giám sát việc triển khai thực hiện Quy chế ESG
- Đánh giá, giám sát triển khai thực hành ESG tại Ngân hàng
- Xem xét các vấn đề Môi trường và Xã hội mà các Bên liên quan trọng yếu của HDBank quan tâm và đưa ra các hành động nhằm đáp ứng kỳ vọng của các Bên liên quan
- Đánh giá rủi ro tác động của các vấn đề về Môi trường và Xã hội lên hoạt động của Ngân hàng
- Giám sát việc thực hiện quản lý Môi trường và Xã hội của HDBank và của các khách hàng mà HDBank cấp tín dụng hoặc các dự án HDBank đầu tư
- Giám sát việc thực hiện Hệ thống Quản lý Môi trường và Xã hội của HDBank
- Triển khai và hiện thực hóa kế hoạch phát triển bền vững theo định hướng đề ra
- Đề xuất các kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả của kế hoạch phát triển bền vững
- Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể hàng ngày liên quan đến các mục tiêu phát triển bền vững của HDBank
- Báo cáo trong trường hợp các Bên liên quan bị ảnh hưởng bởi hoạt động của Ngân hàng
Hội đồng Quản lý Môi trường và Xã hội
Trong năm 2023, HDBank đã thành lập Hội đồng Môi trường và Xã hội (E&S Council) trực thuộc Tổng Giám đốc nhằm đảm bảo hoạt động bền vững của Ngân hàng và xác định các vấn đề môi trường và xã hội trọng yếu có thể ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng và/hoặc có tác động đến các Bên liên quan trọng yếu của HDBank.
Hội đồng Môi trường và Xã hội có trách nhiệm với mục tiêu Môi trường và Xã hội như sau:
-
A.Theo dõi tình hình thực hiện các kế hoạch hành động môi trường và xã hội đã được thống nhất giữa HDBank và nhà đầu tư;
-
B.Nâng cao tính nhất quán và hiệu quả của các hoạt động quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hệ thống HDBank cũng như danh mục cho vay của ngành hàng và với quy định, chính sách của HDBank;
-
C.Xây dựng, phát triển và giám sát các chỉ số hiệu suất chính (KPI) về thực hiện Môi trường và Xã hội;
-
D.Giám sát các cam kết của HDBank đối với việc đảm bảo tính bền vững, đảm bảo các tiêu chuẩn Môi trường & Xã hội (bao gồm biến đổi khí hậu) và đảm bảo việc thực hành kinh doanh có trách nhiệm;
-
E.Xem xét, đánh giá, cập nhật các vấn đề Môi trường và Xã hội mới để đánh giá tính trọng yếu trong việc tạo ra giá trị dài hạn của HDBank cũng như các sản phẩm và dịch vụ mà HDBank cung cấp nhằm đưa ra các đề xuất, tham mưu Tổng Giám đốc về định hướng phát triển Môi trường và Xã hội của HDBank.
Gắn kết các bên liên quan
HDBank hiểu rằng trên hành trình phát triển bền vững của Ngân hàng, sự hỗ trợ và phối hợp từ các bên liên quan đóng vai trò rất quan trọng. Ngân hàng đã nhận diện các bên liên quan trọng yếu là những đối tượng có ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của mình hoặc trực tiếp bị ảnh hưởng bởi hoạt động của Ngân hàng. Đồng thời, HDBank cũng xác định những mối lưu tâm, phương cách tương tác thích hợp và đưa ra chương trình hành động cụ thể giúp Ngân hàng đáp ứng kỳ vọng của từng bên.
Ngân hàng mong muốn có được sự song hành của các bên liên quan trọng yếu, bao gồm cổ đông và nhà đầu tư, khách hàng, người lao động, cơ quan quản lý, truyền thông báo chí, đối tác nhà cung cấp, và cộng đồng địa phương trên hành trình sắp tới. Những nhu cầu, mong đợi, kỳ vọng của các bên sẽ là động lực giúp HDBank chinh phục những cột mốc mới, đồng thời định hình chiến lược kinh doanh bền vững của Ngân hàng.
Cổ đông nhà đầu tư | Khách hàng | Người lao động | Cơ quan quản lý | Truyền thông báo chí | Đối tác, nhà cung cấp |
Cộng đồng địa phương |
---|---|---|---|---|---|---|
HDBank cập nhật thông tin minh bạch và kịp thời đến cổ đông và nhà đầu tư cũng như chủ động tiếp thu ý kiến góp ý góp phần nâng cao chất lượng công tác quan hệ cổ đông nhà đầu tư. | HDBank chủ động trao đổi và lắng nghe ý kiến của khách hàng nhằm nắm bắt nhu cầu và cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp. | HDBank đã phát triển các kênh giao tiếp song phương với người lao động, đảm bảo định hướng phát triển của Ngân hàng được thực hiện một cách xuyên suốt trên toàn hệ thống và đồng thời giải đáp kịp thời các thắc mắc của người lao động. | HDBank cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành và chủ động trao đổi với cơ quan quản lý trong quá trình thực thi các chính sách, quy định. | HDBank đẩy mạnh truyền thông đa dạng, củng cố hình ảnh thương hiệu đến với công chúng cũng như kịp thời phản hồi các thông tin liên quan đến Ngân hàng. | HDBank áp dụng định hướng hoạt động mua sắm bền vững, ưu tiên nhà cung cấp và đối tác có cam kết với các tiêu chuẩn bền vững. | HDBank luôn chú trọng phát huy vai trò quan trọng trong việc phát triển cộng đồng địa phương thông qua cung cấp dịch vụ tài chính đa dạng và tài trợ các hoạt động an sinh xã hội. |
Nhận định của các bên liên quan đối với công tác phát triển bền vững của Ngân hàng
Lĩnh vực Trọng yếu
Luôn tập trung vào việc phát triển bền vững để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho các bên liên quan, HDBank xác định 13 chủ đề trọng yếu có tác động đến hoạt động của mình và các bên liên quan. HDBank đánh giá các vấn đề trọng yếu dựa trên mức độ ảnh hưởng tới hoạt động của mình và tới các bên liên quan.
Quản trị - Môi trường - Xã hội được HDBank xác định là ba trụ cột chính, trong đó 13 chủ đề trọng yếu chi tiết được cụ thể hóa để định hướng cho các hoạt động phát triển bền vững. Danh sách các lĩnh vực trọng yếu và mức độ ảnh hưởng tương ứng sẽ được HDBank rà soát và cập nhật hàng năm để phù hợp với những thay đổi trong mối quan tâm của các bên liên quan cũng như định hướng hoạt động kinh doanh của HDBank.
Đánh giá kết quả hoạt động Quản trị - Môi trường - Xã hội
dựa trên lĩnh vực trọng yếu
Định hướng | Kết quả nổi bật trong năm 2023 | Gắn với mục tiêu PTBV (SDG) của Liên Hợp Quốc |
---|---|---|
Đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình trên 25%/năm, đảm bảo hoạt động an toàn, bền vững và hoàn thành kế hoạch 5 năm từ 2021 đến 2025. Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng có lợi nhuận hàng đầu vào năm 2025. Định hướng chiến lược phát triển gắn với trục nông nghiệp, nông thôn, thị trường đô thị loại hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), hộ gia đình, cho vay theo chuỗi và chuyển đổi số. Cam kết mang những giá trị tốt nhất cho cổ đông, khách hàng, người lao động, cộng đồng xã hội, kinh tế địa phương và đóng góp tích cực vào Ngân sách Nhà nước thông qua hoạt động kinh doanh bền vững của mình. |
Lợi nhuận trước thuế đạt 13.017 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử hoạt động của HDBank, phù hợp kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao. Tỷ suất sinh lời ROE đạt 24,2% ở top dẫn đầu thị trường. Tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu cổ đông HDBank nhận được đạt 25%. HDBank được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vinh danh là một trong những doanh nghiệp gia tăng và đóng góp lớn nhất cho Ngân sách Nhà nước |
Định hướng | Kết quả nổi bật trong năm 2023 | Gắn với mục tiêu PTBV (SDG) của Liên Hợp Quốc |
---|---|---|
Xem việc quản lý rủi ro hướng đến phát triển bền vững là hoạt động không thể tách rời với các nghiệp vụ kinh doanh và vận hành thường ngày. Quản lý hiệu quả các rủi ro liên quan đến môi trường - xã hội - quản trị góp phần tạo điều kiện cho việc đưa ra quyết định của Ban Lãnh đạo nhằm nắm bắt những cơ hội đến từ những chuyển đổi hướng tới phát triển bền vững trên quy mô toàn cầu. Liên tục hoàn thiện và cải tiến hệ thống các chính sách, quy trình quản lý rủi ro, bắt kịp các thay đổi về mặt pháp luật và tham chiếu đến các thông lệ tốt trong lĩnh vực ngân hàng trên thế giới. Đảm bảo tất cả các nhân viên được truyền thông và có nhận thức tốt về tầm quan trọng của việc quản lý các rủi ro liên quan đến phát triển bền vững, cũng như vai trò của họ trong công tác này. Định hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để giám sát, dự báo sớm và cảnh báo kịp thời mọi rủi ro, bao gồm cả các rủi ro liên quan đến môi trường và xã hội. |
Tỷ lệ an toàn vốn CAR (theo chuẩn Basel II) ở mức 12,6%. Hoàn thành dự án nâng cấp khung quản lý rủi ro hoạt động. Hoàn thành và chính thức áp dụng Quy định về Quản lý Rủi ro Môi trường và Xã hội trong Hoạt động Cấp tín dụng (ESMS) trong hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp. Bắt đầu phân loại mức độ rủi ro Môi trường và Xã hội và đưa ra khuyến nghị theo Quy định về Quản lý Rủi ro Môi trường và Xã hội trong Hoạt động Cấp tín dụng (ESMS) từ tháng 9 năm 2023. Là một trong những ngân hàng tại Việt Nam tiên phong triển khai nâng cấp toàn diện Basel II lên Basel III Reforms ở tất cả các chỉ số và tuân thủ theo các yêu cầu khắt khe được Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng Quốc tế (Bank for International Settlement - BIS) khuyến nghị các ngân hàng quốc tế áp dụng từ năm 2023. |
Định hướng | Kết quả nổi bật trong năm 2023 | Gắn với mục tiêu PTBV (SDG) của Liên Hợp Quốc |
---|---|---|
Đổi mới và cải tiến các chính sách và hoạt động tiến đến định hướng Ngân hàng xanh. Không tài trợ các ngành có tác động xấu đến môi trường và xã hội. Đẩy mạnh các sản phẩm tài chính ưu đãi dành cho các doanh nghiệp, danh mục tài trợ chuỗi cung ứng và dự án phát triển bền vững. |
Là Ngân hàng tốt nhất về tài chính bền vững - The Asset Magazine. Đạt giải thưởng Sản phẩm & Dịch vụ Tài chính - Ngân hàng tiêu biểu 2023 (IDG 2023): Ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh, Ngân hàng đồng hành cùng SME. Hơn 170 triệu USD nguồn vốn xanh được tài trợ tính đến năm 2023. Trên 8.700 tỷ đồng tín dụng xanh đã giải ngân cho các dự án sản xuất kinh doanh bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu tích lũy qua ba năm 2021, 2022 và 2023. |
Định hướng | Kết quả nổi bật trong năm 2023 | Gắn với mục tiêu PTBV (SDG) của Liên Hợp Quốc |
---|---|---|
Duy trì kết quả không có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào được nêu ra bởi cơ quan quản lý trong việc thực hiện và tuân thủ các quy định pháp luật về phòng chống tội phạm tài chính, môi trường và xã hội. Minh bạch trong thông tin, kịp thời cung cấp các báo cáo cần thiết tới khách hàng, đối tác và các bên liên quan. Xây dựng một đội ngũ nhân viên có đủ kiến thức, ý thức tự giác và kỹ năng để phòng tránh, nhận diện và chống lại các hành vi sai trái. |
Không có trường hợp nào mà Ngân hàng bị xử phạt do không tuân thủ với các luật pháp chống tội phạm tài chính và bảo vệ môi trường, xã hội, và không có mất mát tài chính hay bồi thường vật chất nào do các vụ kiện pháp lý liên quan. 100% nhân viên bao gồm cả cấp quản lý đã hoàn thành khóa học về phòng chống tham nhũng. 97,5% số hoạt động liên quan đến tham nhũng được đánh giá trên tổng số các hoạt động được đánh giá rủi ro. |
Định hướng | Kết quả nổi bật trong năm 2023 | Gắn với mục tiêu PTBV (SDG) của Liên Hợp Quốc |
---|---|---|
Hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng số hạnh phúc (Happy Digital Bank), đi đầu về ứng dụng công nghệ hiện đại, phát triển mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng số nhiều tiện ích mang lại giá trị thiết thực cho xã hội và được thị trường đón nhận. Đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả lĩnh vực hoạt động, chuẩn bị cho sự hội nhập mạnh mẽ của Ngân hàng trong kỷ nguyên số; chuyển hình thức kinh doanh đa kênh thành hợp kênh trên nền tảng trực tuyến với sự phát triển mạnh mẽ hơn nữa của mảng bán lẻ. Hoàn tất số hóa các hành trình khách hàng theo chiến lược chuyển đổi số. Đảm bảo thực hiện đầy đủ và tốt nhất các yêu cầu an toàn hệ thống, bảo mật thông tin, bảo vệ quyền riêng tư của các cá nhân, tổ chức có giao dịch tại HDBank phù hợp với quy định của pháp luật của HDBank và thông lệ quốc tế. |
Số lượng khách hàng đăng ký mới trên kênh số trong năm 2023 tăng 125% so với cùng kỳ năm trước, đưa tổng số khách hàng sử dụng kênh số vượt 2 triệu khách hàng. Lần đầu tiên số lượng khách hàng mới thu hút qua kênh số vượt số lượng khách hàng thu hút qua kênh truyền thống. Số lượng giao dịch tài chính qua kênh số tăng 132% so với cùng kỳ. Số lượng khách hàng giao dịch trên Kênh e-banking tăng 86% so với 2022. tỷ lệ giao dịch của khách hàng được thực hiện trên kênh số chiếm 93% tổng số giao dịch của khách hàng tại HDBank tính đến cuối năm 2023. Chính thức ra mắt hệ thống quản lý bán hàng Happy Digital Sales. 3 giải thưởng về Chuyển đổi Số của Tạp chí Global Brands (Global Brands Magazine) và Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023 (VWAS 2023). Giải thưởng “Sáng kiến kỹ thuật số” (Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN). Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam đạt chứng chỉ quốc tế ISO 20000 của Viện tiêu chuẩn Anh - BSI. |
Định hướng | Kết quả nổi bật trong năm 2023 | Gắn với mục tiêu PTBV (SDG) của Liên Hợp Quốc |
---|---|---|
Tiết kiệm và tối ưu hóa sử dụng các nguồn tài nguyên. Tăng cường đầu tư vào công nghệ và đổi mới sáng tạo thông qua chuyển đổi số nhằm giảm thiểu nhu cầu sử dụng nguồn tài nguyên, qua đó hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường. |
Cường độ năng lượng sử dụng trên mỗi nhân viên trong năm 2023 là 1,3 Gigajun/người. Tỷ lệ giấy tiêu thụ trên mỗi nhân viên giảm 8,6% so với năm 2022. |
Định hướng | Kết quả nổi bật trong năm 2023 | Gắn với mục tiêu PTBV (SDG) của Liên Hợp Quốc |
---|---|---|
Giảm thiểu khí thải nhà kính và tác động đến môi trường, chuyển dịch sang sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo. Quản lý hiệu quả xả thải trong toàn Ngân hàng. |
Thâm dụng phát thải khí nhà kính trên mỗi nhân viên là 579,2 kg CO2 tương đương/người. Tỷ lệ nhựa tiêu thụ trên lợi nhuận trước thuế giảm 12,4% so với năm 2022. Tỷ lệ mực in tiêu thụ và thải ra môi trường trên mỗi nhân viên giảm 7% so với năm 2022. |
Định hướng | Kết quả nổi bật trong năm 2023 | Gắn với mục tiêu PTBV (SDG) của Liên Hợp Quốc |
---|---|---|
Tập trung vào tuyển dụng và thu hút nhân tài, đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự để đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu kinh doanh hiện tại và tương lai. Cung cấp môi trường làm việc chuyên nghiệp và tạo điều kiện để nhân viên nâng cao kiến thức và kỹ năng, nhằm xây dựng đội ngũ nhân sự hàng đầu tài năng và sáng tạo. |
Top 1 Nhà tuyển dụng được nhân viên nội bộ yêu thích nhất trên thị trường theo Khảo sát do CareerBuilder phối hợp cùng InsightAsia thực hiện. Giải thưởng Chuyển đổi số trong hoạt động nhân sự - Digital Transformation Awards 2023 do Tạp chí HR Asia trao tặng nhờ ứng dụng thành công công nghệ thông tin vận hành các hoạt động nhân sự. Phát triển văn hóa doanh nghiệp thông qua các workshop “Xây dựng văn hóa hướng đến hiệu suất cao” trên cả nước, xây dựng bộ tiêu chuẩn văn hóa doanh nghiệp HDBank. Tổng chi phí cho hoạt động đào tạo cán bộ nhân viên tăng 249,4% so với năm 2022. Số giờ đào tạo trong năm 2023 tăng 250.672 giờ, tương đương 152,7% so với năm 2022. Tỷ lệ nhân viên được đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên đạt 99,6% trong năm 2023. |
Định hướng | Kết quả nổi bật trong năm 2023 | Gắn với mục tiêu PTBV (SDG) của Liên Hợp Quốc |
---|---|---|
Tiếp tục triển khai các mức tăng lương thưởng cùng các chương trình đãi ngộ hấp dẫn, duy trì và nâng cao mức độ thấu hiểu cán bộ nhân viên của Ngân hàng. Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý và hạn chế các rủi ro liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của cán bộ nhân viên. |
Giải thưởng Nơi làm việc tốt nhất Châu Á 2023 - Best Companies To Work For In Asia 2023 (HR Asia) (6 năm liền đạt giải). Không có nhân sự gặp tai nạn, thương tích do công việc. Phát hành 20 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho người lao động (ESOP) đối với cán bộ quản lý. |
Định hướng | Kết quả nổi bật trong năm 2023 | Gắn với mục tiêu PTBV (SDG) của Liên Hợp Quốc |
---|---|---|
Đảm bảo tôn trọng quyền con người, nâng cao sự công bằng và đa dạng trong đội ngũ nhân sự, duy trì và nâng cao số lượng, tỷ lệ nhân sự là nữ. Tăng cường gắn kết giữa Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên tại Ngân hàng. |
“Ngôi sao Bình đẳng giới” trong TOP50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam 2023 (CSA 50) do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư bình chọn. Top doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu Việt Nam năm 2023 - Hạng mục “Bình đẳng giới” (CSA50). Tỷ lệ nhân viên nữ chiếm hơn 55% trên tổng số nhân sự tại ngày 31/12/2023. 83,5% nhân viên hài lòng với môi trường làm việc, chính sách phúc lợi, chính sách đào tạo và phát triển tại HDBank trong năm 2023. |
Định hướng | Kết quả nổi bật trong năm 2023 | Gắn với mục tiêu PTBV (SDG) của Liên Hợp Quốc |
---|---|---|
Nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua chuyển đổi số, đa dạng các sản phẩm, và chăm sóc khách hàng. Hạn chế những vụ việc vi phạm về tư vấn và cung cấp thông tin không đúng đắn cho khách hàng cũng như vi phạm Quyền bảo mật thông tin khách hàng, rò rỉ dữ liệu khách hàng. |
Giải thưởng Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2023 (International Business Magazine). Giải thưởng Nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng số sáng tạo nhất Việt Nam năm 2023 (The Global Economics). Trung bình mức độ hài lòng của khách hàng qua 3 kênh khảo sát tại quầy, các kênh giao tiếp truyền thống và ứng dụng online là 4,86/5. Mức độ khách hàng của bạn sẵn sàng giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của Ngân hàng là 89%. Không có các vụ việc/khiếu nại về vi phạm bảo mật thông tin khách hàng hay các trường hợp rò rỉ, thất thoát thông tin khách hàng. |
Định hướng | Kết quả nổi bật trong năm 2023 | Gắn với mục tiêu PTBV (SDG) của Liên Hợp Quốc |
---|---|---|
Tiếp tục đẩy mạnh các chiến lược, chính sách và hành động tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Chủ động tiếp cận đến người dân, doanh nghiệp tại khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, công nhân và người lao động tại các khu công nghiệp, chế xuất. |
Ra mắt ứng dụng HDBank Nông thôn cung cấp giải pháp tài chính chuyên biệt dành cho khách hàng tại khu vực nông thôn. Tổng số lượng khách hàng mới tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa đạt gần 550.000 khách hàng, tăng so với cùng kỳ năm trước. Giải ngân gần 8.000 tỷ đồng trong gói vay 10.000 tỷ đồng được cấp cho công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, chế xuất. Giải ngân gần 3.400 tỷ đồng cho chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ trong năm 2023. Hơn 52% tổng danh mục cho vay hướng đến khách hàng tại đô thị loại 2 và nông thôn. |
Định hướng | Kết quả nổi bật trong năm 2023 | Gắn với mục tiêu PTBV (SDG) của Liên Hợp Quốc |
---|---|---|
Cam kết đẩy mạnh sự phát triển của cộng đồng và xã hội thông qua ba lĩnh vực chính: Cơ sở hạ tầng nhà ở - giao thông, giáo dục và y tế. Thực hiện các hoạt động cộng đồng trải dài mọi miền đất nước, từ thành thị đến nông thôn, trong đó chú trọng những nơi vùng núi, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số và những đối tượng yếu thế. Đảm bảo rằng thế hệ tương lai sẽ được thừa hưởng từ HDBank một di sản xanh ý nghĩa. |
Nhận được nhiều bằng khen, giải thưởng do các tổ chức uy tín trong và ngoài nước, trong đó ghi nhận những thành tựu và đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Hai lần vinh dự đón nhận Huân chương lao động hạng Nhì và bốn lần nhận Huân chương lao động hạng Ba cùng Cờ thi đua của Ngân hàng Nhà nước, của Chính Phủ trong giai đoạn 2017 - 2023. Giải thưởng “Ngân hàng có trách nhiệm xã hội tốt nhất Việt Nam” - Best bank for CSR Vietnam (Asiamoney). Hơn 46 tỷ đồng sử dụng cho các hoạt động thiện nguyện, xã hội, các chương trình liên quan đến cộng đồng địa phương. |